Bộ tài chính đề xuất trong cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá để đánh giá kết quả điều hành giá 7 tháng đầu năm 2021, dự báo và đề xuất các giải pháp điều hành giá trong các tháng cuối năm do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì. Tại cuộc họp, Bộ Tài chính đã báo cáo tình hình công tác điều hành giá, diễn biến thị trường trong 7 tháng qua; đồng thời, kiến nghị một số giải pháp điều hành giá tổng thể để tạo dư địa cho công tác điều hành giá năm 2022…
Kiểm soát lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tình hình kinh tế thế giới nửa đầu năm 2021 nhìn chung có dấu hiệu tích cực khi tiến trình thúc đẩy tiêm vắc xin được triển khai với quy mô lớn tại nhiều quốc gia cũng như việc thực thi các gói kích thích kinh tế đã giúp một số nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, EU hồi phục mạnh. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế châu Á đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới với chiến dịch tiêm vaccine mới chỉ đang ở giai đoạn đầu. Điều này gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, có nguy cơ đẩy giá cả leo thang và đe dọa sự phục hồi hậu đại dịch Covid-19 của kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng cao, đặc biệt là nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho việc thúc đẩy sản xuất. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường trong nước, nhất là những mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do chi phí nguyên liệu đầu vào cũng như nhu cầu trong nước tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng (như xi măng, cát và đặc biệt là giá thép); (ii) Mặt hàng xăng dầu, LPG trong nước giá tăng do tác động từ thị trường thế giới; (iii) Giá gạo trong nước có xu hướng tăng theo giá gạo xuất khẩu trong một số thời điểm đầu năm; (iv) Một số mặt hàng thực phẩm tăng cục bộ vào thời điểm lễ, Tết theo quy luật nhưng sớm trở lại bình thường sau Tết (v) Thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng điện, nước của người dân tại một số thời điểm cũng tăng cao làm tăng mức chi trả bình quân theo mức tiêu thụ lũy tiến…
Ngoài ra, trong thời điểm một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng thiết yếu cục bộ do nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu mua sắm tích trữ nhu yếu phẩm của người dân tăng cao tại một số thời điểm; tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng mang tính cục bộ trên một số địa bàn do yếu tố tâm lý. Trong bối cảnh đó, cũng đã có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đơn lẻ lợi dụng tình trạng thiếu hàng cục bộ để tăng giá hàng hóa nhưng về cơ bản đã được ngăn chặn, các cơ quan chức năng, quản lý thị trường cũng đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và xử lý nghiêm các hiện tượng tăng giá bất hợp lý.
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 7/2021 giảm 0,06% so với tháng trước, bình quân 7 tháng năm 2021, tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,64%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu, điện và giá gas tăng.
Nhìn chung, trong 7 tháng qua công tác quản lý, điều hánh giá tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên cơ bản CPI hiện vẫn trong tầm kiểm soát.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, ở trong nước, có nhiều yếu tố tạo thuận lợi cho kiểm soát lạm phát như: Nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Dự báo, một số hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, giá cả không biến động lớn do nguồn cung dồi dào. Mới đây, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện giảm giá điện, giá nước, giá cước viễn thông, sẽ góp phần quan trọng giảm đà tăng của CPI.
Tuy nhiên, dự báo những tháng cuối năm vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình hình thiên tai, bão lũ… Bên cạnh đó, chi phí vận tải đường biển đang tăng cao, tạo nên chi phí đẩy, làm gia tăng áp lực lạm phát cuối năm và năm 2022.
Những giải pháp điều hành giá cuối năm 2021
Đánh giá về triển vọng kinh tế thế giới năm 2021, nhiều tổ chức kinh tế thế giới vẫn có kỳ vọng vào những dấu hiệu tăng trưởng tích cực; IMF đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ ở mức 6%; Ngân hàng thế giới WB cũng đưa ra đánh giá dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,6%, Liên hợp quốc (Vụ kinh tế và xã hội DESA) cũng dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,4%. Tuy vậy, mức độ tăng trưởng không đồng đều ở các nước, chủ yếu ở mức cao ở các quốc gia phát triển, đã đạt tỉ lệ tiêm chủng cao và phục hồi chậm tại các nước đang phát triển, phụ thuộc nhiều và du lịch và không có ngân sách cho các gói kích thích kinh tế lớn. Đồng thời, mức tăng trưởng cao cũng một phần do tăng trưởng năm 2020 của đa phần các quốc gia trên thế giới ở mức âm. Mặt khác, với diễn biến dịch bệnh vẫn rất phức tạp khi biến chủng mới (delta) tiếp tục lây lan mạnh trên toàn thế giới, nhất là tại các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng còn thấp cũng sẽ là những trở ngại cho việc hồi phục kinh tế toàn diện trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, lạm phát vẫn là rủi ro trong triển vọng tích cực của tăng trưởng thế giới, các tổ chức cũng đều đánh giá khả năng lạm phát chung toàn cầu sẽ tăng trong trung hạn khi các gói hỗ trợ kinh tế tiếp tục được tung ra với quy mô lớn (gói 4000 tỷ USD của Mỹ về đầu tư cơ sở hạ tầng, dự kiến các gói kích thích kinh tế hậu Covid của EU…). Rủi ro lạm phát tăng cao sẽ có những tác động đến kinh tế thế giới như cản trở đà hồi phục tăng trưởng kinh tế của các nước, đặc biệt là tại các khu vực có nền kinh tế còn yếu, thiếu ổn định; Tiềm ẩn những rủi ro đến thị trường chứng khoán, tài chính – tiền tệ, bất động sản; Gia tăng xu hướng đầu cơ các mặt hàng thiết yếu, chiến lược (điển hình như dầu trong giai đoạn vừa qua); Tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, nhất là khi nguồn cung nhiều vật tư thiếu yếu không ổn định (đặc biệt là chip bán dẫn); Giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cũng tác động trực tiếp tới đời sống của đa phần người dân, gây bất ổn xã hội tại nhiều khu vực trên thế giới.
Các tác động từ đại dịch được đánh giá vẫn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến kinh tế thế giới trong nhiều năm tới đặc biệt là đối với tình hình lạm phát do đó vẫn còn nhiều yếu tố tác động có thể gia tăng áp lực lên công tác kiểm soát lạm phát trong nước. Do đó, việc kiểm soát lạm phát cần hướng tới việc kiểm soát để tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát lạm phát trong năm 2022.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho rằng, công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ; Qua đó, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân, đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng trên 1% so với tháng trước để đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới mục tiêu. Ông Tuấn cho rằng, việc kiểm soát lạm phát không chỉ hướng thuần túy đến vấn đề chỉ tiêu Quốc hội giao mà cần phải được đặt trong đa mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phòng chống dịch. Kiểm soát CPI bình quân cần hướng đến kiểm soát cả CPI cùng kỳ tháng 12, làm nền tảng cho kiểm soát lạm phát năm 2022.
Với tư cách là thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính tiếp tục tham mưu, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra. Cụ thể:
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam để theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung và của các quốc gia, phản ứng chính sách về tài khóa, tiền tệ của các nền kinh tế lớn, nhất là các nền kinh tế có kim ngạch xuất nhậu khẩu lớn với nước ta nhằm có các biện pháp có tính tổng thể, dài hạn trong việc quản lý, điều hành giá. Qua đó, giúp kiểm soát lạm phát trong nước giai đoạn trung hạn các năm tiếp theo thời kỳ hậu Covid – 19 khi các chính sách nới lỏng tiền tệ của các nước bắt đầu khiến cho áp lực lên lạm phát trung hạn tăng cao.
Các Bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân. Chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021. Tăng cường công tác tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả và thực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy định.
Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; Qua đó hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Các địa phương đẩy mạnh thực hiện công tác kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động có kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch nhiệm vụ chuyên môn để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính phối hợp với Tổng cục Thống kê, Ngân hàng nhà nước Việt Nam triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo hiệu quả, khoa học, chính xác để chủ động cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá kịp thời.
( nguồn: cổng thông tin điện tử bộ tài chính)
tài chính đề xuất trong cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá để đánh giá kết quả điều hành giá 7 tháng đầu năm 2021, dự báo và đề xuất các giải pháp điều hành giá trong các tháng cuối năm do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì. Tại cuộc họp, Bộ Tài chính đã báo cáo tình hình công tác điều hành giá, diễn biến thị trường trong 7 tháng qua; đồng thời, kiến nghị một số giải pháp điều hành giá tổng thể để tạo dư địa cho công tác điều hành giá năm 2022…
Kiểm soát lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tình hình kinh tế thế giới nửa đầu năm 2021 nhìn chung có dấu hiệu tích cực khi tiến trình thúc đẩy tiêm vắc xin được triển khai với quy mô lớn tại nhiều quốc gia cũng như việc thực thi các gói kích thích kinh tế đã giúp một số nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, EU hồi phục mạnh. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế châu Á đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới với chiến dịch tiêm vaccine mới chỉ đang ở giai đoạn đầu. Điều này gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, có nguy cơ đẩy giá cả leo thang và đe dọa sự phục hồi hậu đại dịch Covid-19 của kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng cao, đặc biệt là nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho việc thúc đẩy sản xuất. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường trong nước, nhất là những mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do chi phí nguyên liệu đầu vào cũng như nhu cầu trong nước tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng (như xi măng, cát và đặc biệt là giá thép); (ii) Mặt hàng xăng dầu, LPG trong nước giá tăng do tác động từ thị trường thế giới; (iii) Giá gạo trong nước có xu hướng tăng theo giá gạo xuất khẩu trong một số thời điểm đầu năm; (iv) Một số mặt hàng thực phẩm tăng cục bộ vào thời điểm lễ, Tết theo quy luật nhưng sớm trở lại bình thường sau Tết (v) Thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng điện, nước của người dân tại một số thời điểm cũng tăng cao làm tăng mức chi trả bình quân theo mức tiêu thụ lũy tiến…
Ngoài ra, trong thời điểm một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng thiết yếu cục bộ do nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu mua sắm tích trữ nhu yếu phẩm của người dân tăng cao tại một số thời điểm; tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng mang tính cục bộ trên một số địa bàn do yếu tố tâm lý. Trong bối cảnh đó, cũng đã có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đơn lẻ lợi dụng tình trạng thiếu hàng cục bộ để tăng giá hàng hóa nhưng về cơ bản đã được ngăn chặn, các cơ quan chức năng, quản lý thị trường cũng đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và xử lý nghiêm các hiện tượng tăng giá bất hợp lý.
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 7/2021 giảm 0,06% so với tháng trước, bình quân 7 tháng năm 2021, tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,64%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu, điện và giá gas tăng.
Nhìn chung, trong 7 tháng qua công tác quản lý, điều hánh giá tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên cơ bản CPI hiện vẫn trong tầm kiểm soát.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, ở trong nước, có nhiều yếu tố tạo thuận lợi cho kiểm soát lạm phát như: Nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Dự báo, một số hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, giá cả không biến động lớn do nguồn cung dồi dào. Mới đây, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện giảm giá điện, giá nước, giá cước viễn thông, sẽ góp phần quan trọng giảm đà tăng của CPI.
Tuy nhiên, dự báo những tháng cuối năm vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình hình thiên tai, bão lũ… Bên cạnh đó, chi phí vận tải đường biển đang tăng cao, tạo nên chi phí đẩy, làm gia tăng áp lực lạm phát cuối năm và năm 2022.
Những giải pháp điều hành giá cuối năm 2021
Đánh giá về triển vọng kinh tế thế giới năm 2021, nhiều tổ chức kinh tế thế giới vẫn có kỳ vọng vào những dấu hiệu tăng trưởng tích cực; IMF đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ ở mức 6%; Ngân hàng thế giới WB cũng đưa ra đánh giá dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,6%, Liên hợp quốc (Vụ kinh tế và xã hội DESA) cũng dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,4%. Tuy vậy, mức độ tăng trưởng không đồng đều ở các nước, chủ yếu ở mức cao ở các quốc gia phát triển, đã đạt tỉ lệ tiêm chủng cao và phục hồi chậm tại các nước đang phát triển, phụ thuộc nhiều và du lịch và không có ngân sách cho các gói kích thích kinh tế lớn. Đồng thời, mức tăng trưởng cao cũng một phần do tăng trưởng năm 2020 của đa phần các quốc gia trên thế giới ở mức âm. Mặt khác, với diễn biến dịch bệnh vẫn rất phức tạp khi biến chủng mới (delta) tiếp tục lây lan mạnh trên toàn thế giới, nhất là tại các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng còn thấp cũng sẽ là những trở ngại cho việc hồi phục kinh tế toàn diện trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, lạm phát vẫn là rủi ro trong triển vọng tích cực của tăng trưởng thế giới, các tổ chức cũng đều đánh giá khả năng lạm phát chung toàn cầu sẽ tăng trong trung hạn khi các gói hỗ trợ kinh tế tiếp tục được tung ra với quy mô lớn (gói 4000 tỷ USD của Mỹ về đầu tư cơ sở hạ tầng, dự kiến các gói kích thích kinh tế hậu Covid của EU…). Rủi ro lạm phát tăng cao sẽ có những tác động đến kinh tế thế giới như cản trở đà hồi phục tăng trưởng kinh tế của các nước, đặc biệt là tại các khu vực có nền kinh tế còn yếu, thiếu ổn định; Tiềm ẩn những rủi ro đến thị trường chứng khoán, tài chính – tiền tệ, bất động sản; Gia tăng xu hướng đầu cơ các mặt hàng thiết yếu, chiến lược (điển hình như dầu trong giai đoạn vừa qua); Tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, nhất là khi nguồn cung nhiều vật tư thiếu yếu không ổn định (đặc biệt là chip bán dẫn); Giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cũng tác động trực tiếp tới đời sống của đa phần người dân, gây bất ổn xã hội tại nhiều khu vực trên thế giới.
Các tác động từ đại dịch được đánh giá vẫn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến kinh tế thế giới trong nhiều năm tới đặc biệt là đối với tình hình lạm phát do đó vẫn còn nhiều yếu tố tác động có thể gia tăng áp lực lên công tác kiểm soát lạm phát trong nước. Do đó, việc kiểm soát lạm phát cần hướng tới việc kiểm soát để tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát lạm phát trong năm 2022.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho rằng, công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ; Qua đó, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân, đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng trên 1% so với tháng trước để đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới mục tiêu. Ông Tuấn cho rằng, việc kiểm soát lạm phát không chỉ hướng thuần túy đến vấn đề chỉ tiêu Quốc hội giao mà cần phải được đặt trong đa mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phòng chống dịch. Kiểm soát CPI bình quân cần hướng đến kiểm soát cả CPI cùng kỳ tháng 12, làm nền tảng cho kiểm soát lạm phát năm 2022.
Với tư cách là thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính tiếp tục tham mưu, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra. Cụ thể:
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam để theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung và của các quốc gia, phản ứng chính sách về tài khóa, tiền tệ của các nền kinh tế lớn, nhất là các nền kinh tế có kim ngạch xuất nhậu khẩu lớn với nước ta nhằm có các biện pháp có tính tổng thể, dài hạn trong việc quản lý, điều hành giá. Qua đó, giúp kiểm soát lạm phát trong nước giai đoạn trung hạn các năm tiếp theo thời kỳ hậu Covid – 19 khi các chính sách nới lỏng tiền tệ của các nước bắt đầu khiến cho áp lực lên lạm phát trung hạn tăng cao.
Các Bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân. Chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021. Tăng cường công tác tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả và thực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy định.
Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; Qua đó hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Các địa phương đẩy mạnh thực hiện công tác kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động có kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch nhiệm vụ chuyên môn để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính phối hợp với Tổng cục Thống kê, Ngân hàng nhà nước Việt Nam triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo hiệu quả, khoa học, chính xác để chủ động cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá kịp thời.
( nguồn: cổng thông tin điện tử bộ tài chính)
CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ BIG VIỆT NAM
🏢Trụ sở chính BigValue Hà Nội:
Biệt thự M03-L04 An Khang, KĐT Dương Nội, P.Dương Nội, Q.Hà Đông, TP Hà Nội.
☎️ Hotline: 0961.020.077 & 0247.770.0866.